Thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Đông Á trong thời kỳ giãn cách xã hội do COVID-19

Nguyễn Thị Hải, Lại Thị Hà, Trần Công Huyền Trang, Trần Thị Mỹ, Trần Thị Vân, Hứa Thị Lệ Oanh, Phạm Thị Nga, Đỗ Thị Thùy Minh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Trần Vĩnh Phú

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần và xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của sinh viên ngành Điều dưỡng tại trường Đại học Đông Á, từ tháng 12/2021 đến tháng 1/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang với 540 sinh viên Điều dưỡng trường Đại học Đông Á tham gia khảo sát online. Sức khỏe tâm thần được đo bằng thang đo DASS-21 bao gồm trầm cảm, lo âu và stress. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên Điều dưỡng có trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 23,1%, 36,1% và 22,2%. Sinh viên điều dưỡng liên thông có tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress thấp hơn so với sinh viên chính quy. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần ở sinh viên điều dưỡng trường Đại học Đông Á đã được xác định trong nghiên cứu này như: Tuổi, khu vực sinh sống, tình trạng công việc, tình trạng hôn nhân, tình trạng con cái, tự nguyện học điều dưỡng và hệ đào tạo của sinh viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bergmann, C., Muth, T., & Loerbroks, A. (2019). “Medical students' perceptions of stress due to academic studies and its interrelationships with other domains of life: a qualitative study”. Med Educ Online, 24(1), 1603526.
Cheung, T., Wong, S. Y., Wong, K. Y., Law, L. Y., Ng, K., Tong, M. T.,... Yip, P. S. (2016). “Depression, Anxiety and Symptoms of Stress among Baccalaureate Nursing Students in Hong Kong: A Cross-Sectional Study”. Int J Environ Res Public Health, 13(8).
Bộ Y tế. (2022). Cổng thông tin của Bộ y tế về đại dịch COVID-19. https://covid19.gov.vn/. Truy cập ngày 05.12.2022.
Phùng Quốc Điệp. (2022). “Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy trường cao đẳng y tế Bạch Mai và một số yếu tố liên quan năm 2021”. Tạp chí Y học Cộng đồng. 62(7).
Hamaideh, S. H., Al-Modallal, H., Tanash, M. a., & Hamdan-Mansour3, A. (2022). “Depression, anxiety and stress among undergraduate students during COVID-19 outbreak and 'home-quarantine'”. Nursing Open, 9(2), 1423-1431.
Hossain, M. M., Alam, M. A., & Masum, M. H. (2022). “Prevalence of anxiety, depression, and stress among students of Jahangirnagar University in Bangladesh”. Health Science Reports, 5(2), e559.
Trần Quốc Kính. (2017). “Nghiên cứu các yếu tố liên quan của stress, lo âu, trầm cảm đối với sinh viên Trường cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2016”. http://benhvientamthantg.gov.vn/. Truy cập ngày 05.12.2022.
Le, M. T. H., Tran, T. D., Holton, S., Nguyen, H. T., Wolfe, R., & Fisher, J. (2017). “Reliability, convergent validity and factor structure of the DASS-21 in a sample of Vietnamese adolescents”. PLoS One, 12(7), e0180557.
Matthews, T., Danese, A., Caspi, A., Fisher, H. L., Goldman-Mellor, S., Kepa, A.,... Arseneault, L. (2019). “Lonely young adults in modern Britain: findings from an epidemiological cohort study”. Psychological medicine, 49(2), 268-277.
Pierce, M., Hope, H., Ford, T., Hatch, S., Hotopf, M., John, A.,... McManus, S. (2020). “Mental health before and during the COVID-19 pandemic: a longitudinal probability sample survey of the UK population”. The Lancet Psychiatry, 7(10), 883-892.
Shamsuddin, K., Fadzil, F., Ismail, W. S., Shah, S. A., Omar, K., Muhammad, N. A.,... Mahadevan, R. (2013). “Correlates of depression, anxiety and stress among Malaysian university students”. Asian J Psychiatr, 6(4), 318-323.
Wang, C., Horby, P. W., Hayden, F. G., & Gao, G. F. (2020). “A novel coronavirus outbreak of global health concern”. Lancet, 395(10223), 470-473.
World Health Organization. (2020). Mental health and psychosocial considerations during the COVID-19 outbreak, 18 March 2020. No. WHO/2019-nCoV/MentalHealth/2020.1.
World Health Organization. (2021). “WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard”. https://covid19.who.int/. Retrieved 05.12.2022.