Khảo sát đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hoạt tính gây độc trên một số dòng tế bào ung thư của thân rễ Sùng thảo – Rhizoma Stachydis affinis

Nguyễn Thanh Hoàng1, Nguyễn Thị Vy Phương2, Đặng Thị Xuân Quyên2, Võ Văn Lẹo1, Nguyễn Viết Kình1, Võ Thị Bạch Huệ3, Mã Chí Thành1
1 Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco
3 Khoa Dược, Trường Đại học Lạc Hồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thân rễ Sùng thảo (Rhizoma Stachydis affinis) được dùng như một thực phẩm cũng như là một vị thuốc trong y học cổ truyền nhằm điều trị nhiễm trùng, cảm lạnh và viêm phổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm hình thái học, khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư của thân rễ Sùng thảo. Đặc điểm vi phẫu dược liệu này đã được làm sáng tỏ, những thông tin này sẽ góp phần tiêu chuẩn hoá nguyên liệu Sùng thảo cho việc sản xuất các dược phẩm an toàn có nguồn gốc tự nhiên. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa cho thấy, thân rễ Sùng thảo chứa nhóm hợp chất carotenoid, tinh dầu, triterpenoid tự do, coumarin, proanthocyanidin, polyphenol, và polyuronic. Ở nồng độ 100 μg/mL, các mẫu cao chiết có khả năng gây độc các dòng tế bào ung thư phổi MDA-MB-231, ung thư gan Hep3B và ung thư cổ tử cung Hela ở mức độ trung bình. Kết quả nghiên cứu này góp phần xác định đúng dược liệu Sùng thảo ở Việt Nam bằng các đặc điểm hình thái và vi học, cũng như cung cấp những thông tin quan trọng về thành phần dược chất cũng như hoạt tính kháng lại môt số dòng tế bào ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Alessandro, V., Claudio, F., Diana, C., Armandodoriano, B., Mauro, S., Kevin, C., Dennis, F., Stefano, F., Filippo, M., Anna, R.L., & Giuseppe, C. (2016). Polar constituents, protection against reactive oxygen species, and nutritional value of Chinese artichoke (Stachys affinis Bunge). Food Chemistry, 221, 473-481.
Goren, .C., Piozzi, F., kçicek, E., Kılıc, T., C rıkc, S., Mozioglu, E., & Setzer, W.N. (2011). Essential oil composition of 24 Stachys species and their biological activities. Phytochemistry Letters, 4, 448-453.
Mosmann, T. (1983). Rapid colorimetric assay for cellular growth and survival: application to proliferation and cytotoxicity assays. Journal of Immunological Methods, 65 (1-2), 55-63.
MyIntyre, D. D., & Vogel, H. J. J. J. o. N. P. (1989). Complete assignment of the 1H-NMR spectrum of stachyose by two-dimensional NMR spectroscopy. Journal of Natural Products, 52(5), 1008-1014.
Nguyen, T. H., Vo, V. L., Nguyen, V. K., Vo, T. B. H, Pham, Q. B., Nguyen, T. V. P., & Ma, C. T. (2021). Chemical constituents from chinese artichoke rhizome (Stachys affinis Bunge) and their anti-microbial activities. Journal of Medicinal Materials, 26 (1-2), 15-19.
Rosa, T., Lorenzo, P., & Francesco, M. (2010). Phytochemical and biological studies of Stachys species in relation to chemotaxonomy: A review. Phytochemistry, 102, 7-39.
Yang, S.J., Liu, M. H., Liang, N., Xiang, H. M., & Yang, S. (2013). Chemical constituents of Cyrtomium fortumei (J.) Smith. Natural Product Research, 27 (21), 2066-2068