Đũa: Vì sao tiếng Trung dùng từ “筷”, còn tiếng Việt dùng từ “箸”?

Nguyễn Cung Thông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tìm hiểu lịch sử chữ đũa hay trứ/trợ trong tiếng Việt và Hán Việt, đặc biệt là các phương ngữ Nam Trung Quốc, cho thấy một quá trình giao lưu văn hóa rất lâu đời. Sau khi giành lại độc lập, tiếng Việt rời xa quỹ đạo của tiếng Hán, tuy nhiên vẫn còn bảo lưu một số âm cổ từ thời kỳ giao lưu tiên Tần như các dạng kẹp (*ke:b>giáp), đũa (*ȡʱiwo>trứ/trợ), chữ Hán còn giữ lại hình ảnh (tượng hình) qua các nét khắc/vẽ cổ đại (giáp văn, kim văn…). Điều này cho thấy hai ngôn ngữ Việt và Hán đã giao lưu ngay từ thời bình minh của ngôn ngữ. Trước thế kỷ XIV và XV khi các âm trợ/trứ và trụ, trú trong tiếng Hán của người Ngô Trung đọc giống nhau, sau đó vì kỵ húy nên đổi trợ thành khoái (nghĩa là vui vẻ, may mắn), mang ý nghĩa tích cực đặc biệt là cho người đi biển - so với âm trú/trụ (pinyin bây giờ là zhù) hàm ý thôi, ngưng (tiêu cực)... Dần dần khoái tử của phương ngữ Ngô Trung trở thành tiếng nói của toàn dân Trung Quốc. Trong khi đó tại Việt Nam, do không chịu ảnh hưởng của kỵ húy nên vẫn dùng từ trợ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hạng Mộng Băng [项梦冰]. (2017). “Khoái tử - đích từ vị địa lý học nghiên cứu” [筷子 – 的词汇地理学研究]. Trung Quốc ngữ ngôn địa lý 《中国语言地理》第一辑]. Tập 1.
Hoàng Thị Ngọ (1999). Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh. Hà Nội: Khoa học xã hội.
Hoàng Thị Ngọ (2016). Từ điển song ngữ Hán - Việt: Chỉ nam Ngọc âm giải nghĩa. Hà Nội: Văn học.
Huình Tịnh Paulus Của (1896). Đại Nam quấc âm tự vị. Tome I, II. Saigon: Imprimerie REY, CURIOL & Cie.
Lã Minh Hằng (2013). Khảo cứu từ điển song ngữ Hán - Việt: Đại Nam quốc ngữ - nguyên bản Nguyễn Văn San. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Cung Thông (2011). “A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật?”. https://daophatngaynay.com/. Truy cập tháng 8.2022.
Nguyễn Cung Thông (2020). “Tiếng Việt thời linh mục de Rhodes - tiền gián, bẻ tiền bẻ đũa” (phần 21). http://conggiao.info/. Truy cập tháng 8.2022.
Nguyễn Cung Thông. (2008). “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Sửu *tlu tru trâu”. http://vns.edu.vn/. Truy cập tháng 8.2022.
Nguyễn Ngọc San (2003). Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử. Hà Nội: Đại học Sư phạm.
Nguyễn Quang Hồng (2015). Tự điển chữ Nôm dẫn giải. Tập 1 và 2, Hà Nội: Khoa học xã hội.
Nguyễn Tài Cẩn (1979). Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thiện Nam (2011). “Văn hóa Việt - Nhật qua câu chuyện đôi đũa”. https://thanhdiavietnamhoc.com/. Truy cập tháng 8.2022.
Q. Edward Wang (2015). Chopsticks: A Cultural and Culinary History. United Kingdom: Cambridge University Press.
Terrien de Lacouperie (1877). The languages of China before the Chinese. United Kingdom: David Nutt, London.
Trần Trí Dõi (2011). Giáo trình lịch sử tiếng Việt. Hà Nội: Giáo dục Việt Nam.