Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu gấc phục vụ nông hộ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm nghiên cứu quy trình chiết xuất tinh dầu gấc. Gấc sử dụng là loại gấc nếp được trồng ở địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng. Với 4 nghiên cứu gồm nghiên cứu tỷ lệ màng gấc với dung môi là cồn 96°, nhiệt độ trích ly, thời gian trích ly và so sánh với dầu gấc và tinh dầu gấc trích ly từ rượu gạo được sản xuất bởi nông dân. Kết quả cho thấy sử dụng màng gấc và dung môi theo tỷ lệ 1/4, trích ly ở nhiệt độ 70°C với thời gian trích ly là 14 giờ cho tinh dầu gấc đạt cao nhất.
Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sử dụng cồn 96° cho tinh dầu gấc có mùi vị tốt hơn dầu gấc và tinh dầu gấc chiết xuất từ rượu gạo. Giá thành của 50 ml tinh dầu gấc là 99.000 đồng so với giá bán hiện nay trên thị trường từ 120.000-190.000 đồng. Với quy trình đơn giản, dễ làm, dung môi dễ tìm, dễ mua, giá thành rẻ nên mọi người dân trồng gấc tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất tận dụng được nguồn nguyên liệu để nâng cao giá trị của trái gấc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
cồn, gấc, Momordica cochinchinensis Spreng., tinh dầu, trích ly
Tài liệu tham khảo
Bộ Khoa học và Công nghệ. (2010). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6127:2010 (ISO 660:2009) về Dầu mỡ động vật và thực vật-Xác định trị số axit và độ axit.
Bộ Khoa học và Công nghệ. (2018). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6121:2018 (ISO 3960:2017) về Dầu mỡ động vật và thực vật-Xác định trị số peroxit-Phương pháp xác định điểm kết thúc chuẩn độ iôt (quan sát bằng mắt).
Phan Tại Huân, Phạm Đức Toàn, Kha Chấn Tuyền (2014), “Gấc và công nghệ sản xuất tiềm năng”. Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ, Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ TP. HCM.
Vũ Hoàng Khánh. (2009). “Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố xử lý đến chất lượng màng gấc cho quá trình trích dầu”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng-Trường Đại học Cần Thơ.
Ngô Thị Thái Vân. (2013). “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly dầu gấc”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Công nghệ thực phẩm-Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Le Thuy Vuong, Adrian A. Franke, Laurie J. Custer, Suzanne P. Murphy, (2006). “Momordica cochinchinensis Spreng.(gac) fruit carotenoids reevaluated”. Journal of Food Composition and Analysis, 19(6-7), 664-668.
Nguyễn Đức Vượng, Phạm Nam Giang, Nguyễn Thị Phương Liên, Trần Xuân Vĩnh, Ngô Đình Cảnh. (2015). “Nghiên cứu sản xuất dầu gấc và tinh dầu gấc từ quả gấc Quảng Bình”. Tạp chí Thông Tin Khoa Học & Công Nghệ Quảng Bình, số 3/2015, 51-52.