Khảo sát các yếu tố liên quan đến thực hành giao tiếp của sinh viên điều dưỡng Đại học Đông Á theo mô hình AIDET khi thực tập tại bệnh viện
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
AIDET là một công cụ giao tiếp dựa trên bằng chứng, việc giao tiếp theo mô hình AIDET là kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng. Khảo sát tỉ lệ thực hành giao tiếp theo mô hình AIDET của sinh viên điều dưỡng và xác định yếu tố liên quan đến thực hành giao tiếp theo mô hình AIDET khi thực tập tại bệnh viện nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao kỹ năng giao tiếp, tăng cường sự hài lòng của người bệnh. Phương pháp: Thiết kế mô tả cắt ngang trên 96 sinh viên điều dưỡng năm 4 trường Đại học Đông Á thực tập lâm sàng tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2022. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ trở ngại tâm lý trong giao tiếp và bảng kiểm mô hình AIDET. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên thực hành giao tiếp theo mô hình AIDET đạt chiếm 39,6%; Có mối liên quan giữa các yếu tố: Học lực; thành viên ban cán sự trong lớp; tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ; môi trường giao tiếp của sinh viên khi thực tập tại bệnh viện; sinh viên hiểu về mô hình AIDET và trở ngại tâm lý trong giao tiếp khi thực tập lâm sàng tại bệnh viện với thực hành giao tiếp theo mô hình AIDET của sinh viên khi thực hành lâm sàng (p<0,05). Thực hành giao tiếp của sinh viên điều dưỡng theo mô hình AIDET đạt tỷ lệ chưa cao, nhà trường, bệnh viện thực tập cần có các giải pháp giúp sinh viên điều dưỡng nâng cao hiệu quả giao tiếp trong quá trình học tập lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
AIDET, giao tiếp, sinh viên điều dưỡng, yếu tố liên quan đến thực hành giao tiếp, thực hành lâm sàng
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Hải Ninh, Đỗ Thị Tuyết Mai (2021). “Kiến thức, thái độ, thực hành về giao tiếp và một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với người bệnh của sinh viên điều dưỡng chính quy Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2019". Tạp chí Y học Dự phòng, 31(5), 154-162.
Nguyễn Thị Ánh Nhung (2019). “Hiệu quả can thiệp giao tiếp của điều dưỡng thông qua sự hài lòng của người bệnh”. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 23(5), 268-273.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2021). “Thái độ đối với việc học kỹ năng giao tiếp và năng lực giao tiếp giữa các cá nhân của sinh viên Điều dưỡng tại Trường Đại học Duy Tân”. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 4(3), 136-148.
Nguyễn Thị Thu Thủy, Đặng Thùy Dương (2020). “Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm thứ 3 ngành bác sĩ đa khoa trong quá trình thực hành lâm sàng”. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 130(6), 210-219.
Nguyễn Trung Nam (2013). “Những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên Điều dưỡng”. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 17(4), 242‐ 247.
Register, S. J., Blanchard, E., Belle, A., Viles, A., Moore, S. P., MacLennan, P., & White, M. L. (2020). “Using AIDET® Education Simulations to Improve Patient Experience Scores”. Clinical Simulation in Nursing, 38, 14-17. https://doi.org/10.1016/j.ecns.2019.09.005
Studer Group (2014). AIDET Patient Communication. https://www.studergroup.com/aidet. Retrieved 9.2022.
Trần Thị Thanh Trúc (2019). “Đánh giá sự hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật khi điều dưỡng ứng dụng mô hình AIDET”. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 23(5), 176-179.
Võ Thị Thủy (2017). “Hiệu quả của chương trình tập huấn giao tiếp của điều dưỡng với mô hình AIDET”. Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, 3-55.
Võ Xuân Quang (2018). “AIDET - Mô hình giao tiếp chuẩn trong ngành y”. http:/ yersinclinic.com. (truy cập tháng 9.2022).
Xie, J., Ding, S., Wang, C., & Liu, A. (2013). “An evaluation of nursing students’ communication ability during practical clinical training”. Nurse Education Today, 33(8), 823-827.