Chuyến triều cống sau cùng của triều đại Tây Sơn

Nguyễn Duy Chính

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tháng Năm năm Tân Dậu (1801) chúa Nguyễn Phúc Ánh lấy được kinh đô Phú Xuân, triều đình Tây Sơn chạy ra bắc. Vua Cảnh Thịnh đổi niên hiệu thành Bảo Hưng và gửi một phái đoàn sang Trung Hoa lấy tiếng là triều cống nhưng ngầm xin nhà Thanh giúp đỡ. Cũng thời gian đó, triều đình Gia Định liên tiếp gửi nhiều phái đoàn sang Quảng Đông để vận động nhà Thanh từ bỏ Tây Sơn và công nhận một triều đại mới. Chúa Nguyễn cũng đưa sang một số tướng lãnh thuỷ quân Tây Sơn bắt được lấy lý do là họ vốn có xuất thân cướp biển được Tây Sơn dung túng kèm theo chiếc ấn bạc nhà Thanh phong cho vua Quang Trung. Theo đúng thể lệ và lễ tiết, nhà Thanh vẫn chấp thuận cho Tây Sơn gửi người qua nhưng cố tình trì hoãn việc đưa phái đoàn lên Bắc Kinh vì muốn chờ xem tình hình phía nam thay đổi theo hướng nào trước khi tỏ thái độ dứt khoát. Chỉ thị ngầm của vua Gia Khánh là nếu triều đình Tây Sơn chạy sang Trung Hoa thì chỉ nhận người trong hoàng tộc mà không chấp nhận cho các bầy tôi đi theo để tránh những khó khăn ngoại giao từng xảy ra khi vua Càn Long an tháp gia đình và bầy tôi vua Chiêu Thống năm Kỷ Dậu (1789). Giữa năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long chiếm được toàn cõi Bắc Hà, vua tôi nhà Tây Sơn đều bị bắt, gỡ thế bí cho nhà Thanh nên vua Gia Khánh nhanh chóng kết án Nguyễn Quang Toản bội bạc để quay sang công nhận triều đình Phú Xuân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Khâm định Đại Thanh hội điển sự lệ. Quyển 513.
Nguyễn Duy Chính (2015). Lê mạt sự ký. Hà Nội: Khoa học xã hội.
Nguyễn Duy Chính (2020). “Những tên mới xuất hiện trong phổ hệ Tây Sơn”. Phát triển Kinh
tế - Xã hội Đà Nẵng. Số 130, 52-61.
Phan Thúc Trực (1965). Quốc sử di biên (國史遺編). Hương Cảng: Viện Nghiên cứu Đông Nam
Á, 1965.
Quốc lập Cố cung Bác vật viện (Đài Bắc). Tấu triệp triều Gia Khánh. Đáng án số hiệu: 087968,
087580, 091280-a, 093256, 092017, 092845, 094243-a, 094328, 091961, 092244, 094326, 094432,
094952-a, 91528, 094937, 014093.
Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục. Đệ Nhất kỷ, quyển XIV, quyển XVII, quyển XIX.