Tác động của “bad review” đối với hình ảnh thương hiệu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Dưới tác động của truyền thông đa phương tiện, các thương hiệu mong muốn được người tiêu dùng biết đến càng nhiều thông qua tương tác trực tuyến. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với những rủi liên quan tới những bình luận xấu “bad review” có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh thương hiệu. Tác giả sử dụng lý thuyết Marketing truyền miệng (WOMM) và Truyền thông miệng trực tuyến (eWOM) cho cơ sở lý luận. Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra được mô hình nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý thuyết hay các nghiên cứu sẵn đó, từ đó tìm ra được mức độ ảnh hưởng của “bad review” tới hình ảnh thương hiệu. Bằng việc thực hiện phỏng vấn khảo sát bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn với sự tham gia khảo sát của 230 đối tượng, những người sinh sống tại các tỉnh thành ở 3 miền của Việt Nam. Các yếu tố của “bad review” ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu (HATH) được phân tích thông qua phần mềm SPSS, kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy có hai yếu tố của “bad review” ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu, đó là nội dung của đánh giá và thái độ của người đánh giá. Nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp cho các doanh nghiệp, đề xuất định hướng quản trị rủi ro thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hình ảnh hương hiệu, truyền thông miệng, thương mại điện tử, “bad review”, hành vi tiêu dùng
Tài liệu tham khảo
Bizibl. (2022). “Bad Review Are Good for Business - The Power of Negative Review”. bizibl.com
Chu, S.-C. (2021). “Electronic Word-of-Mouth (eWOM)”. Oxfordbibliographies.com
Hà, H. (2019). “Marketing truyền miệng (Word of Mouth Marketing) là gì? Hiệu quả của marketing truyền miệng”. vietnambiz.vn
Hạnh, T. T. (2009). Hành vi khách hàng. TPHCM: Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
Hason, & Mendius. (2009). Bộ não của Phật. TPHCM: Hồng Đức.
Hennig-Thurau, T., Gwinner, K. P., Walsh, G., & Gremler, D. D. (2004). “Electronic word-of-mouth via consumer-opinion platforms: what motivates consumers to articulate themselves on the internet?”. Journal of interactive marketing, 18(1), 38-52.
Kotler, P., & Keller, K. (2013). Quản trị Marketing. Hà Nội: Lao động xã hội
Linh, Đ. V. (2016). “Giá trị cảm nhận của khách hàng”. kqtkd.duytan.edu.vn
Maslow, A. (1943). “A theory of human motivation”. Psychological review, no 50. Washington DC: American Psychological Association.
Ngân, H. (2021). “Doanh nghiệp và đánh giá tiêu cực”. jobhopin.com
Thái, T. N. (2022). “Hành vi người tiêu dùng”. namseo.edu.vn.
Thắng, Đ. Q. (2022). “Word of Mouth Marketing (WOMM) là gì? Sức mạnh của WOMM?”, vietmoz.edu.vn
Thắng, H. N., & Độ, N. T. (2016). “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định”. studocu.com