Vài đóng góp của tự điển Béhaine trong văn hoá ngôn ngữ Việt Nam
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tự điển chép tay của linh mục Béhaine ra đời khoảng 1772 - 1773, sau đó linh mục Taberd cập nhật rất ít (hầu như giữ nguyên bản) và cho in vào năm 1838. Tự điển Béhaine ghi các mục qua thứ tự chữ Nôm/Hán, quốc ngữ và Latin viết tắt là TVL trong bài này. TVL cho thấy câu ca dao có công mài sắt có ngày nên kim từng là chí công mài sắt chầy ngày nên kim, ăn quả nhớ kẻ trồng cây từng là ăn trái nhớ kẻ trồng cây, con nhà lông không giống lông cũng giống cánh từng là con công chẳng giống lông thì giống cánh, xà cừ từng là xa cừ 車渠 từ khuynh hường đồng hoá thanh điệu, cúng dường từng là cung/cúng dưỡng 供養. TVL cho thấy chẳng dùng trong câu phủ định vào thế kỷ XVIII (và trước đó) thay vì không. Tự điển Taberd tuy chép lại hầu như hoàn toàn từ TVL, nhưng cũng ‘theo phương pháp soạn TVL’ bằng cách thêm vào một số ca dao thành ngữ như thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi... TVL đã cho ta nhiều thông tin về các dạng cổ hơn của ca dao, thành ngữ và cách dùng tiếng Việt qua các dạng chữ Nôm/chữ quốc ngữ, do đó ta có thể truy nguyên chính xác hơn các cách dùng trong tiếng Việt hiện đại.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chữ Hán / chữ Nôm, chữ quốc ngữ thế kỷ XVIII, ca dao, thành ngữ, khuynh hướng đồng hóa thanh điệu
Tài liệu tham khảo
Alexandre de Rhodes (1651). Phép Giảng Tám Ngày - Tủ Sách Đại Kết in lại từ Tinh Việt Văn Đoàn (1961 - Sài Gòn) với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên
Alexandre de Rhodes “Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646” dịch giả Nguyễn Khắc Xuyên(1994). Thành phố HCM: Tủ sách Đại Kết
Alexandre de Rhodes (1651). Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La; bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính (1991). Thành Phố HCM: Khoa Học Xã Hội
Hội Khai Trí Tiến Đức - ban văn học (1931/1954). Việt Nam Tự Điển. Hà Nội: Trung Bắc Tân Văn.
Huình Tịnh Của (1895/1896). Đại Nam Quấc Âm Tự Vị Tome I, II – Imprimerie SaiGon: REY, CURIOL & Cie, 4 rue d’Adran.
J. F. M. Génibrel (1898). Dictionnaire annamite français. SaiGon: Imprimerie de la Mission à Tân Định.
J. S. Theurel (1877). Dictionarum Anamitico-Latinum.
Jean Louis Taberd (1838) - tên Việt là cố Từ - Dictionarium Annamitico-Latinum Bengale: Serampore và cuốn tự điển La Tinh - Việt
Josepho Maria Morrone (khoảng đầu TK XIV) “Lexicon Cochin-sinense Latinum” đăng trong cuốn A Dissertation on the nature and character of the Chinese system of writing viết bởi nhà ngôn ngữ Mỹ Peter Stephen Du Ponceau (1838), in lại bởi Kessinger Publishing. Kèm thêm bảng từ vựng căn bản có 333 chữ Nôm và chữ quốc ngữ với giải thích về cấu trúc và nghĩa
Nguyễn Cung Thông (2021). loạt bài viết "Hiện tượng đồng hoá âm thanh”, “Tản mạn về tiếng Việt".
Nguyễn Quang Hồng (2015). Tự điển chữ Nôm dẫn giải. Tập 1 và 2 - Hà Nội: Khoa Học Xã Hội/Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm.
Phạm Đình Hổ (1827). Nhật dụng thường đàm (日用常談).
Phan Khôi (1954, tb1997). Việt ngữ nghiên cứu. Đà Nẵng: Đà Nẵng.
Philiphê Bỉnh (1822). Phép Giảng Tám Ngày, “Truyện nước Anam Đàng trong quyển nhị”, Các tài liệu viết tay của chính tác giả còn lưu trữ trong thư viện tòa thánh La Mã.
Philiphê Bỉnh (1822, tb1968). Sách Sổ Sang Chép Các Việc Đà Lạt: Viện Đại Học.
Pierre-Gabriel Vallot (1898). Dictionnaire franco-tonkinois illustré Hà Nội: F.H. Schneider.
Pierre-Gabriel Vallot (1905). Grammaire Annamite à l’Usage Des Français de l’Annam Et Du Tonkin. HaNoi: Imprimeur-Éditeur F. H. Schneider,.
Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc Bỉ Nhu) (1772/1773). Dictionarium Annamitico-Latinum. Dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Khắc Xuyên (1999). (Thành Phố HCM: Trẻ).
Pigneau de Béhaine (khoảng 1774). Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ (聖教要理國語).