Định hướng khai thác múa dân gian Khmer Nam Bộ thành sản phẩm du lịch tại thành phố Cần Thơ

Danh Thị Nhi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thành phố Cần Thơ được biết đến là đô thị ven sông với ba tộc người chính sống cộng cư là Kinh, Hoa, Khmer. Thành phố này có vị trí rất thuận lợi cho việc lưu thông các phương tiện vận chuyển và sở hữu nhiều tài nguyên nổi bật để phát triển du lịch. Ngoài sản phẩm du lịch sông nước miệt vườn thì nghệ thuật truyền thống cũng sẽ tạo nên sự hấp dẫn không kém cho du khách. Múa dân gian Khmer Nam Bộ có giá trị rất lớn trong nghệ thuật truyền thống của người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer ở Cần Thơ nói riêng. Giá trị của múa dân gian Khmer không chỉ được công nhận ở mặt giao tiếp xã hội mà còn cả lịch sử, văn hóa. Mục đích của bài nghiên cứu nhằm giới thiệu những nét đặc sắc của múa dân gian Khmer Nam Bộ và định hướng khai thác nghệ thuật biểu diễn này thành sản phẩm du lịch của thành phố Cần Thơ. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu cho thấy Cần Thơ có thể đưa nghệ thuật múa dân gian Khmer Nam Bộ thành sản phẩm du lịch mới. Các mô hình sản phẩm cũng được đề xuất thông qua việc đánh giá thực trạng và các yếu tố tiềm năng để bàn luận trong bài nghiên cứu này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Ngọc Canh (2012). Hình múa trong kiến trúc chùa tháp Khmer Nam. Nghiên cứu Tôn giáo.
Lê Ngọc Canh (2013). Nghệ thuật múa truyền thống Khmer Nam Bộ. Hà Nội: Văn hóa Dân tộc.
Ngô Đức Thịnh (2004). Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh: Trẻ.
Nguyệt Anh (2021). Di sản múa rom vong của người Khmer. Báo dân tộc và phát triển
Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên) (2013). Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Phan An (2009). Dân tộc Khmer Nam Bộ. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
Sơn Cao Thắng (n.d.). Một số động tác trong múa của người Khmer. Phật giáo Bạc Liêu.
Viện Văn hóa (1988). Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. Hậu Giang: Tổng hợp Hậu Giang.