Từ “Dụ Cần Vương” (1885) đến “Chiếu Cần Vương” (1889): Tư liệu và bình luận
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sau khi quân đội triều Nguyễn mở cuộc tấn công vào Tòa Khâm sứ Trung Kỳ và doanh trại lính Pháp ở đồn Mang Cá bên trong Kinh Thành Huế vào rạng sáng ngày 05.7.1885, quân đội Pháp ở Huế đã nhanh chóng đẩy lùi cuộc tấn công này, dẫn đến sự kiện “Kinh đô thất thủ”, khiến vua Hàm Nghi (trị vì: 1884 - 1885), hoàng gia triều Nguyễn và những người đứng đầu “phái chủ chiến” trong triều đình phải rời bỏ kinh đô Huế, đi lên căn cứ Tân Sở ở Quảng Trị trú thân, tìm cách tập hợp lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi ban bố “Dụ Cần Vương” kêu gọi toàn dân đứng lên đánh Pháp. Tuy nhiên, ngoài “Dụ Cần Vương” này, còn hai văn bản khác, được gọi là “Chiếu Cần Vương”, xuất hiện muộn hơn và gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam ở trong và ngoài nước. Bài viết này dựa vào những khảo cứu và bình luận về ba bức “Chiếu Cần Vương” nói trên, đã được các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước đăng tải trên các tạp chí và diễn đàn học thuật từ năm 1996 đến nay. Từ đó, đưa ra những nhận định về tính thật / giả của các văn bản này và làm sáng tỏ một số vấn đề lịch sử xung quanh các văn bản này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thất thủ kinh đô, dụ Cần Vương, chiếu Cần Vương, vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết
Tài liệu tham khảo
Charles Gosselin (1904). L’Empire d’Annam. Paris: Perrin et Cie.
Hà Văn Thịnh (2008). “Những chỗ ngờ về ‘nguyên bản’ chiếu Cần Vương”. Thể thao & Văn hóa, Thứ Tư (28.05.2008). https://thethaovanhoa.vn/bao-dong-tu-von-di-san/nhung-cho-ngo-ve-nguyen-ban-chieu-can-vuong-n20080712053850197.htm
Khang An (ghi) (2008). “Chỉ có chiếu Cần Vương lần thứ nhất là thật”, Thể thao & Văn hóa, Số 0152, Thứ Ba (31.05.2008). https://thethaovanhoa.vn/chi-co-chieu-can-vuong-lan-thu-nhat-la-that-2008060306355768.htm.
Nguyễn Duy Chính, “Từ tờ chiếu Cần Vương đến lá thư cầu viện của vua Hàm Nghi”, Bang giao Việt - Thanh thế kỷ XIX, (TPHCM: Tổng hợp TPHCM, 2022), 451.
Nguyễn Mỹ (ghi) (2008). “GS.TS Chương Thâu: Chuyện rất mới, nên tổ chức hội thảo!”. Thể thao & Văn hóa, Thứ Tư (04.06.2008) https://thethaovanhoa.vn/bao-dong-tu-von-di-san/gsts-chuong-thau-chuyen-rat-moi-nen-to-chuc-hoi-thao-n20080713033644135.htm.
Nhiều tác giả (1970). Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX. Hà Nội: Văn học.
Phan Trần Chúc (1935). Vua Hàm Nghi. Hà Nội: Nam Ký.
Quốc sử quán triều Nguyễn (1976). Đại Nam thực lục. Bản dịch của Viện Sử học, tập 36, Hà Nội: Khoa học xã hội.
Quốc sử quán triều Nguyễn (1977). Đại Nam thực lục. Bản dịch của Viện Sử học, tập 37, Hà Nội: Khoa học xã hội.
Thái Lộc (2008). “Tìm thấy nguyên bản chiếu Cần Vương”. https://tuoitre.vn/tim-thay-nguyen-ban-chieu-can-vuong-256994.htm
Trần Đức Anh Sơn (2021). “Ấn triện triều Nguyễn ở di tích Huế”. Kiểu Huế. TP. Hồ Chí Minh: Tổng hợp TPHCM.
Trần Viết Ngạc (2010). “Không có chiếu Cần Vương nào cả!”, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1565:khong-co-chiu-cn-vng-nao-c-&catid=100:vn-hoa-lch-s-trit-hc&Itemid=161
Trần Xuân An (2008). “Về cái được gọi là ‘Chiếu Cần Vương - d’Argenlieu - 03.7.1889”, http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-3/bai4.
Tự Đức thánh chế văn tam tập (1973). Bản dịch của Bùi Tấn Niên và Trần Tuấn Khải, tập 2. Sài Gòn: Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa.
Võ Quang Yến (1996). “Một bức chiếu Cần Vương”. Huế Xưa và Nay, số 15, tháng 2.