Các thanh hỏi - ngã trong chữ quốc ngữ và giọng Sài Gòn

Nguyễn Cung Thông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài này bàn về 6 thanh điệu tiếng Việt từ thế kỷ XVII qua các tài liệu bằng chữ quốc ngữ, đặc biệt là thanh hỏi và ngã, ký hiệu là ? và ~ đặt trên các nguyên âm liên hệ theo chính tả hiện hành. Không có máy thu thanh và phân tích tần số, các giáo sĩ Âu châu đã dùng nốt nhạc Tây phương để ghi lại thanh điệu tiếng Việt (de Rhodes, Morrone, Taberd…). Cách phân tích gần như ‘định lượng’ này cho ta thấy thanh hỏi từng cao hơn thanh ngã trong tiếng Việt ở Đông Kinh (Hà Nội, Đàng Ngoài) cũng giống như giọng Bình Định hiện nay. Thanh hỏi tiếng Việt bây giờ lại thấp hơn thanh ngã (giọng Hà Nội), hay nhập lại như giọng Sài Gòn hiện đại (cũng như một số phương ngữ ở miền Trung). Bài này đề nghị giọng Bình Định là một nguồn trong nhiều nguồn có thể, tạo ra giọng Sài Gòn hiện đại. Kết quả cho thấy cần tra cứu thêm chi tiết giọng Bình Định/Qui Nhơn và các đặc tính giọng Sài Gòn để xác định thêm chính xác quá trình hình thành phương ngữ này theo dòng lịch sử.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Alexandre de Rhodes (1651) (1961). Phép giảng tám ngày. Sài Gòn: Tủ Sách Đại Kết (in lại từ Tinh Việt Văn Đoàn với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên).
Alexandre de Rhodes (1651) (1991). Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt-Bồ-La). Bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính. TPHCM: Khoa học xã hội.
Đoàn Thiện Thuật (2007). Ngữ âm tiếng Việt. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Gonçalo Fernandes/Carlos Assunção (2017). First codification of Vietnamese by 17 th century missionaries: the description of tones and the influence of Portuguese on Vietnamese orthography. https://www.persee.fr/doc/hel_0750-8069_2017_num_39_1_3592
Hoàng Thị Châu (1989). Tiếng Việt trên các miền đất nước - Phương ngữ học. Hà Nội: Khoa học xã hội.
Huình Tịnh Paulus Của (1895/1896). Đại Nam quấc âm tự vị. Tome I, II. Saigon: Imprimerie REY, CURIOL & Cie, 4 rue d’Adran.
Jean Louis Taberd (1838). Dictionarium Annamitico-Latinum. Bengale: Serampore
Jean Louis Taberd (1838). Tự điển La Tinh – Việt. Bengale: Serampore
Jessica Bauman, Allison Blodgett, C. Anton Rytting, Jessica Shamoo (2009). The ups and downs of Vietnamese tones - A description of native speaker and adult learner tone systems for Northern and Southern Vietnamese. University of Maryland Center for Advanced Study of Language; https://sealinguist.wordpress.com/wp-content/uploads/2015/04/tto_2118_e-5-the_ups_ and_downs_of_vietnamese_tones_section2.pdf.
Josepho Maria Morrone (khoảng đầu thế kỷ 19). Lexicon Cochin-sinense Latinum, in trong: Peter Stephen Du Ponceau (1838). A Dissertation on the nature and character of the Chinese system of writing. USA: Kessinger Publishing.
Mai Thị Kiều Phượng (2008). Tiếng Việt - Đại cương - Ngữ âm. Hà Nội: Khoa học xã hội
Nguyễn Cung Thông (2023). Loạt bài viết “Tiếng Việt từ thế kỷ 17”, về thanh điệu tiếng Việt, tham khảo “Tiếng Việt thế kỷ 17: cách dùng vợ lẻ, lặng lẻ… vào thế kỷ 17 và những hệ lụy” (phần 38).
Nguyễn Quang Hồng (2015). Tự điển chữ Nôm dẫn giải. Tập 1 và 2. Hà Nội: Khoa học xã hội - Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm.
Nguyễn Tài Cẩn (1997). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt - sơ thảo. Hà Nội: Giáo Dục.
Nguyễn Văn Lợi (2018). Sự hình thành cách ghi thanh điệu chữ Quốc ngữ”, https://vanviet. info/nghien-cuu-phe-binh/su-hnh-thnh-cch-ghi-thanh-dieu-chu-quoc-ngu/ .
Pigneau de Béhaine (1772/1773) (1999). Dictionarium Annamitico-Latinum. Dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Khắc Xuyên. TP.HCM: Trẻ.