Điều tra khảo sát một số loài tre, trúc tại các vùng, miền Việt Nam

Trần Ngọc Thanh, Phan Thu Thảo, Lưu Hồng Trường, Triệu Tuấn Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tre trúc phân bố tự nhiên khá rộng, có thể thấy ở nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng trồng, cây xanh đường phố, hoa viên, vườn sưu tập thực vật ở tất cả các vùng, miền, từ miền núi phía Bắc, phía Nam, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 93 loài tre được phát hiện trong quá trình điều tra. Chi tre (Bambusa) chiếm tần suất xuất hiện cao nhất 41,9%, Chi luồng (Dendrocalamus) 18,2% và một số chi khác. Cho đến nay, nhiều loài tre cũng chưa được định danh cụ thể bằng phương pháp mô tả hình thái. Vì vậy cần có những phương pháp tiên tiến hơn nhằm định danh tre trúc. Có 73/93 loài tre trúc điều tra đã được di thực, trồng thành công ở các vườn thực vật. Kết quả điều tra đất ở 7 khu rừng tre cũng cho thấy các khu rừng có xuất hiện tre trúc, nhìn chung độ phì của đất tốt, chỉ số tổng vi sinh vật cao. Điều này có thể lý giải hệ sinh thái rừng tre trúc không chỉ có khả năng giữ đất, chống xói mòn, cung cấp lâm sản phụ mà còn có triển vọng cải tạo đất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam. Hà Nội: Nông nghiệp
Tran, V. H. (2010). Growth and quality of indigenous bamboo species in the mountainous regions of Northern Vietnam (Doctoral dissertation, Niedersächsische Staats-und Universitätsbibliothek Göttingen).
Li, W., & He, S. (2019, July). Research on the utilization and development of bamboo resources through problem analysis and assessment. In IOP Conference Series: Earth and Environmental Science (Vol. 300, No. 5, p. 052028). IOP Publishing.
Xu, Q. F., Liang, C. F., Chen, J. H., Li, Y. C., Qin, H., & Fuhrmann, J. J. (2020). Rapid bamboo invasion (expansion) and its effects on biodiversity and soil processes+. Global Ecology and Conservation, 21, e00787.
Thuy, V. T., Huyen, N. T., & Loi, N. K. (2021). Status of bamboos in Binh Duong province, Vietnam: Distribution, species diversity, conservation and utilization. Trees, Forests and People, 6, 100137.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Hà Nội: Trẻ.
Nguyễn Văn Thọ (2019). Kết quả 28 năm xây dựng và phát triển vườn sưu tập thực vật Cầu Hai của Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm bắc bộ. Tạp chí KHLN số chuyên đề 2019 (ISSN: 1859-0373).
Diệp Thị Mỹ Hạnh, Jacques, G và cộng sự (2016). Tre Đông Dương: Mô tả hình thái để định danh. Hà Nội: Trí thức.