Bước đầu đánh giá mức độ cải thiện các thông số lâm sàng ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định được trị liệu phục hồi chức năng tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng

Trần Nam Chung, Võ Thị Hồng Hướng, Nguyễn Thị Yến, Đặng Thị Xuân Lành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phục hồi chức năng hô hấp đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giúp cải thiện chức năng hô hấp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân COPD. Mục tiêu: Đánh giá  hiệu quả của phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Đà Nẵng.  Xây dựng mô hình phục hồi chức năng hô hấp ở nhóm bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 51 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định theo tiêu chuẩn của GOLD 2023 đến khám và điều trị tại Bệnh viện 199 từ tháng 2 đến tháng 10.2024. Chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị. Các đối tượng trong nghiên cứu sẽ được hỏi bệnh, khám lâm sàng, đo SpO2, đo chức năng hô hấp, đánh giá qua các thang điểm mMRC, CAT, khoảng cách đi bộ 6 phút sau đó hướng dẫn tập phục hồi chức năng và theo dõi quá trình tập trong 8 tuần. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 67,8 ± 9,1. Tỷ lệ thừa cân là 21,6 % và gầy là 15,7 %. Có 68,6 % bệnh nhân có tiền sử hút thuốc, chủ yếu là nam giới. Hơn 58,8 % bệnh nhân thuộc GOLD 2, 27,5% ở GOLD 3, và chỉ 3,9% ở GOLD 4. Sau can thiệp, các chỉ số FEV1, FEV1/VC, FEV1/FVC, và PEF đều cải thiện có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Mức độ khó thở theo thang điểm mMRC giảm từ 1,41 xuống 1,33; chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT cải thiện rõ rệt, và khoảng cách đi bộ tăng trung bình 33,59m, trong đó 21,6% bệnh nhân cải thiện khoảng cách trên 50m. Chương trình phục hồi chức năng hô hấp 8 tuần với 1 buổi tư vấn trực tiếp, 8 buổi tập online có hướng dẫn của kỹ thuật viên và 16 buổi tự tập được bệnh nhân lựa chọn và tuân thủ nhiều nhất, cải thiện đáng kể chất lượng sống cho bệnh nhân. Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy phục hồi chức năng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cải thiện đáng kể các thông số hô hấp, độ bão hòa oxy khi gắng sức, cải thiện chất lượng sống, tăng khoảng cách đi bộ, giảm mức độ khó thở của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2023). Quyết định 2866/QĐ-BYT ngày 04.7.2023 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bùi Thị Xuân, Ngô Tiến Thành, Tô Khánh Linh (2022). “Phân tích chi phí điều trị trực tiếp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Hô hấp - Bệnh viện E từ tháng 10.2019 đến tháng 3.2020”. VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences. Vol.36, No.2.
Carr SJ, Hill K, Brooks D, Goldstein RS (2009). Pulmonary Rehabilitation After Acute Exacerbation of Chronic Obstructive Pulmonary Disease in Patients Who Previously Completed a Pulmonary Rehabilitation program. Jun 24.
Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2007). Tình hình dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Nội khoa toàn quốc năm 2011.
Đỗ Thị Tường Oanh (2007). Phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính qua chương trình phối hợp. Luận văn tốt nghiệp Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
GOLD (2023). Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of COPD, 2023 GOLD report.
Hà Thị Tuyết Trinh (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa II. Trường Đại học Y Hà Nội.
Ngô Quý Châu (2011). Bệnh hô hấp. Hà Nội: Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Hương Giang (2013). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn của đợt cấp COPD điều trị tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa 2007 - 2013, Trường Đại học Y Hà Nội.
Phan Thị Hạnh (2012). Nghiên cứu mức độ nặng đặc điểm lâm sàng, X-quang, khí máu đợt cấp BPTNMT điều trị tại trung tâm hô hấp Bệnh Viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
Trần Hoàng Thành, Hoàng Đức Bách (2009). “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ BNP ở các bệnh nhân COPD đợt cấp điều trị tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai”. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 4 (63), 29-23.
Trevo T Hansen D and Barnet P.J (2004). “An Atlats of Chronic Obstructive Pulmonary Disease”. The Parthemon Publishing Group. London.
Wilson AM, Browne P, Olive S, et al. (2015). The effects of maintenance schedules following pulmonary rehabilitation in patients with chronic obstructive pulmonary disease: a randomised controlled trial. BMJ Open. 5: e005921.