Chuyến đi Tây của sứ bộ Phan Thanh Giản 1863-1864
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Năm 1863, triều đình Tự Đức sai các quan Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản sang Pháp để điều đình chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, đã mất vào quân Pháp năm 1861 - 1862. Đây là chuyến đi ngoại giao đầu tiên của triều đình Việt Nam với nước Pháp. Tuy vậy lịch sử không ghi chép nhiều về chuyến đi quan trọng này. Bài viết này khảo sát hai quyển hồi ký Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ và Như Tây ký của Ngụy Khắc Đản để tìm hiểu về chuyến đi ngoại giao của Nam triều trong hoàn cảnh lịch sử phức tạp lúc đó. Bài viết sơ lược giới thiệu khái quát hành trình của sứ bộ Phan Thanh Giản đi Tây trong thời gian 1863-1864; nêu nhận định về những khó khăn sứ đoàn gặp phải; và nhận xét về tư tưởng của các sứ thần sau khi đích mục sở thị nền văn minh phương Tây đương thời. Trong một khía cạnh nhất định, bài viết cố gắng lý giải sự không thành công của sứ bộ Phan Thanh Giản trong chuyến đi trọng nhiệm lịch sử.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản, hồi ký, quan hệ Pháp - Việt thế kỷ XIX
Tài liệu tham khảo
Nguyen Dinh Hoe, Ngo Dinh Diem (1919, 1921). “L’ambassade de Phan Thanh Gian, 1863-1864”. BAVH.
Quang Uyển [dịch] (1999). Nhật ký đi Tây. Đà Nẵng: Đà Nẵng.
Quốc sử quán triều Nguyễn (1993). Đại Nam liệt truyện, bản dịch của Viện Sử học, tập IV. Huế: Thuận Hóa.
Quốc sử quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện Sử học, tập 7. Hà Nội: Giáo dục.
Trịnh Vân Thanh (1966). Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển, tập 2. Sài Gòn: Hồn thiêng.
Trương Bá Cần (1967). “Phan Thanh Giản đi sứ ở Paris (13.9 đến 10.11.1863). Tập san Sử Địa: Đặc khảo về Phan Thanh Giản (1796-1867), số 7-8.
Yoshiharu Tsuboi (2011). Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, 1847-1885. Hà Nội: Tri Thức & Nhã Nam.