Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa trong quản lý, theo dõi và chăm sóc người tâm thần phân liệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ người bệnh và hoặc người chăm sóc chính của bệnh nhân tâm thần phân liệt về nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ xa trong quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tắt cắt ngang được tiến hành từ tháng 1.2023 đến tháng 8.2023 trên 378 người bệnh và hoặc người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả: Có 29,6% người dân có nhu cầu tham gia dịch vụ khám chữa bệnh từ xa để quản lý, theo dõi, chăm sóc và điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt trong cộng đồng; 44,0% người dân không chắc sẽ sử dụng dịch vụ này và có 26,4% người dân không có nhu cầu tham gia dịch vụ khám chữa bệnh từ xa. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu thấp trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa của người bệnh/người chăm sóc chính bệnh tâm thần phân liệt là: tình trạng biểu hiện của bệnh (p<0,05); và yếu tố góp phần làm tăng nhu cầu trong sử dụng dịch vụ khám bệnh từ xa là sử dụng điện thoại thông minh (p<0,05). Kết luận: Vẫn còn một bộ phận người bệnh/người chăm sóc chính bệnh nhân tâm thần phân liệt chưa có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khám bệnh từ xa, tâm thần phân liệt, Đà Nẵng
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế. (2023). Việt Nam có khoảng 14 triệu người rối loạn tâm thần. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
Cormi, C., Sanchez, S., de l’Estoile, V., Ollivier, L., Letty, A., Berrut, G., & Mulin, E. (2021). Telepsychiatry to provide mental health support to healthcare professionals during the COVID-19 crisis: A cross-sectional survey among 321 healthcare professionals in France. International Journal of Environmental Research and Public Health, 18(19), 10146.
ECAFE. (2021). Sách Hướng dẫn và những Thực hành tốt từ châu Á và Thái Bình Dương. Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương, Liên Hợp Quốc.
Kasckow, J., Felmet, K., Appelt, C., Thompson, R., Rotondi, A., & Haas, G. (2014). Telepsychiatry in the assessment and treatment of schizophrenia. Clinical schizophrenia & related psychoses, 8(1), 21-27A.
Keshvardoost, S., Shafiei, E., Hajesmaeel-Gohari, S., Golkar, M. H., & Bahaadinbeigy, K. (2022). Telemedicine for patients with schizophrenia: A systematic literature review on applications and outcomes. Iranian Journal of Psychiatry and Behavioral Sciences, 16(1).
Mahar, J. H., Rosencrance, G. J., & Rasmussen, P. A. (2018). Telemedicine: Past, present, and future. Cleve Clin J Med, 85(12), 938-942.