220 năm quốc hiệu Việt Nam và đôi điều thảo luận
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Năm 1804, vua Gia Long, người sáng lập ra vương triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam đã chọn hai chữ 越南 (Việt Nam) làm quốc hiệu. Tuy nhiên, trong thư tịch cổ Hán - Nôm của Việt Nam có nhiều tư liệu, văn bia, di vật ghi nhận hai chữ Việt Nam đã xuất hiện từ thế kỷ XIV và được sử dụng để chỉ lãnh thổ, cương vực của đất nước ta. Bài viết này dùng các nguồn sử liệu của triều Nguyễn (Việt Nam) và của nhà Thanh (Trung Hoa) để lý giải việc hai chữ 越南được chọn làm quốc hiệu vào năm 1804, đồng thời, dẫn ra những nguồn tư liệu Hán Nôm khác trong thư tịch cổ Việt Nam để giải thích vì sao hai chữ 越南đã xuất hiện từ trước năm 1804, và chúng được sử dụng với mục đích gì? Bài viết này cũng đặt ra giả thuyết việc chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) sử dụng hai chữ 越南trong các thi phẩm do ông sáng tác hàm ý điều gì?
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Việt Nam, Gia Long, quốc hiệu, nhà Nguyễn, nhà Thanh
Tài liệu tham khảo
Hồ Bạch Thảo (2005). Những sử liệu liên quan đến việc đặt tên nước Việt Nam. www.talawas.de. 26.8.2005.
Hồng Vân. “Bia Thủy Môn đình, dấu ấn chủ quyền nơi phên dậu Tổ quốc”. https://vnexpress.net/bia-thuy-mon-dinh-dau-an-chu-quyen-noi-phen-dau-to-quoc-3351996.html.
Nguyễn Duy Chính (2023). Từ An Nam sang Việt Nam. Bản thảo chưa xuất bản. California: Hoa Kỳ.
Nguyễn Minh Tường (2024). “Trở lại vấn đề quốc hiệu Việt Nam có từ bao giờ?”, Tạp chí Xưa & Nay. Số 559, Tháng 1.
Quốc sử quán triều Nguyễn (1992). Đại Nam nhất thống chí. Tập 1 (Phạm Trọng Ðiềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính). Huế: Thuận Hóa.
Trần Đình Sơn - Hoàng Anh (2001). Tản mạn Phú Xuân. TP. HCM: Trẻ.
Trần Văn Giáp (Chủ biên) (1963). Lược truyện các tác gia Việt Nam. Tập 1. Hà Nội: Sử học.
Triệu Hùng (chủ biên) (2000). Gia Khánh triều thượng dụ đáng. Đệ lục sách. Quảng Tây Sư phạm xuất bản xã.
UBND thị xã Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao Lạng Sơn (1993). Văn bia xứ Lạng. Lạng Sơn.