Phân tích mức độ kháng thể IgE trong huyết thanh của bệnh nhân mày đay cấp tính và mạn tính tại Bệnh viện Da liễu thành phố Đà Nẵng năm 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mày đay là bệnh lý rối loạn da khá phổ biến có thể ảnh hưởng đến 15 - 25 % dân số thế giới. Cơ chế sinh bệnh của mày đay là kết quả của chuỗi phản ứng phức tạp, trong đó sự đóng góp của huyết thanh miễn dịch E (IgE) được biết đến là quan trọng nhất. IgE định lượng gia tăng cho thấy người bệnh dị ứng với một hay nhiều dị ứng nguyên. Trong nghiên cứu này, bằng cách sử dụng mô tả cắt ngang có phân tích, chúng tôi tiến hành xét nghiệm 36 dị nguyên (bao gồm 35 dị nguyên và IgE toàn phần) trên 147 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu thành phố Đà Nẵng, từ đó phân tích các mức độ của IgE đặc hiệu trong huyết thanh của bệnh nhân mày đay cấp tính và mãn tính, khảo sát mối tương quan giữa mức độ IgE toàn phần và độ trầm trọng của mày đay mạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ kháng thể dị ứng ở mức trung bình và mức cao được tìm thấy nhiều hơn nồng độ kháng thể dị ứng ở mức thấp và mức rất cao. Tuy nhiên, nồng độ IgE toàn phần trong huyết thanh của bệnh nhân mày đay mạn không tương quan với mức độ hoạt động của bệnh. Do đó, việc làm sáng tỏ mối liên quan giữa nồng độ IgE và mức độ biểu hiện bệnh sẽ giúp mở ra giải pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mày đay mạn trong tương lai, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh nhân, dị nguyên, IgE, mày đay, huyết thanh
Tài liệu tham khảo
Colgecen, E., Ozyurt, K., Gul, A. I., & Utas, S. 2015. Evaluation of etiological factors in patients with chronic urticaria. Acta Dermatovenerologica Croatica, 23(1), 36-42.
Doong J.C, Chichester K, Oliver E.T, et al. 2017. Chronic idiopathic urticaria: systemic complaints and their relationship with disease and immune measures, J Allergy Clin Immunol Pract Epub ahead of print doi, doi: 10.1016/j.jaip. 2016.11.037.
Gao X.Y., Han Y, Yao X. 2019. Elevated Serum Total IgE Levels in Patients with Chronic Urticaria Indicate Insensitivity to Antihistamine Treatment, International Journal of Dermatology and Venereology, 2-3.
Hay, R. J., Johns, N. E., Williams, H. C., Bolliger, I. W., Dellavalle, R. P., Margolis, D. J., Marks, R., Naldi, L., Weinstock, M. A., Wulf, S. K., Michaud, C., J.l. Murray, C., & Naghavi, M. 2014. The global burden of skin disease in 2010: An analysis of the prevalence and impact of skin conditions. Journal of Investigative Dermatology, 134(6), 1527-1534. https://doi.org/10.1038/jid.2013.446
Hennino, A., Bérard, F., Guillot, I., Saad, N., Rozières, A., & Nicolas, J. F. 2006. Pathophysiology of urticaria. Clinical Reviews in Allergy & Immunology, 30(1), 3-11. https://doi.org/https://doi.org/10.1385/CRIAI:30:1:003
Konstantinou G.N., Asero R, Maurer M, et al. 2009. EAACI/GA(2)LEN task force consensus report: the autologous serum skin test in urticarial, Allergy, 64:1256-1268.
Lapi, F., Cassano, N., Pegoraro, V., Cataldo, N., Heiman, F., Cricelli, I., Levi, M., Colombo, D., Zagni, E., Cricelli, C., & Vena, G. A. 2016. Epidemiology of chronic spontaneous urticaria: Results from a nationwide, population-based study in Italy. British Journal of Dermatology, 174(5), 996-1004. https://doi.org/10.1111/bjd.14470
Spoerl, D., Nigolian, H., Czarnetzki, C., & Harr, T. 2017. Reclassifying anaphylaxis to neuromuscular blocking agents based on the presumed Patho-Mechanism: IgE-Mediated, pharmacological adverse reaction or “innate hypersensitivity”? International Journal of Molecular Sciences, 18(6), 1-14. https://doi.org/10.3390/ijms18061223
Vu, T. Q., Thuong, N. Van, My, L. H., & Doanh, L. H. 2019. Correlation between total serum IgE level and disease activity in chronic urticaria. 29(29), 15-20.
Williams, Kelli W., and H. P. S. 2015. Anaphylaxis and urticaria. Immunology and Allergy Clinics, 35(01), 199-219.
Zelić S.B, Rubeša G, Brajac I, et al. 2016. Satisfaction with life and coping skills in the acute and chronic urticaria, Psychiatr Danub 28: 3438.
Zuberbier, T., Aberer, W., Asero, R., Bindslev-Jensen, C., Brzoza, Z., Canonica, G. W., Church, M. K., Ensina, L. F., Giménez-Arnau, A., Godse, K., Gonçalo, M., Grattan, C., Hebert, J., Hide, M., Kaplan, A., Kapp, A., Abdul Latiff, A. H., Mathelier-Fusade, P., Metz, M., … Maurer, M. 2014. The EAACI/GA2LEN/EDF/WAO Guideline for the definition, classification, diagnosis, and management of urticaria: The 2013 revision and update. Allergy: European Journal of Allergy and Clinical Immunology, 69(7), 868-887. https://doi.org/10.1111/all.12313