Đánh giá động cơ và niềm tin của người dùng vào mạng Couchsurfing trong việc mở rộng kết nối và khám phá điểm đến du lịch

Nguyễn Xuân Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích của bài báo nhằm đánh giá vai trò của hai yếu tố động cơ và niềm tin của người dùng đối với mạng lưới Couchsurfing trong việc mở rộng kết nối và khám phá các điểm đến du lịch. Bảng khảo sát được xây dựng và phân phối đến các nhóm Couchsurfing trên mạng xã hội Facebook dưới dạng biểu mẫu Google Form, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Phần mềm SPSS25 được sử dụng để phân tích dữ liệu, kết quả kiểm định T-test cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính Nam và Nữ đối với động cơ và niềm tin vào mạng Couchsurfing. Và kết quả của kiểm định One-Way ANOVA cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm người dùng đến từ các khu vực địa lý khác nhau. Đáng chú ý, trong số các yếu tố động cơ, “Có chỗ ở miễn phí trong suốt chuyến du lịch” được xác định là yếu tố thúc đẩy mạnh nhất. Đối với niềm tin vào sự an toàn của Couchsurfing, hầu hết người dùng tin rằng “Người dùng Couchsurfing sẽ thực hiện những gì đã cam kết”. Điều này chứng tỏ rằng Couchsurfing được xem là một mạng lưới đáng tin cậy. Ngoài ra, tất cả người dùng đều đồng ý với tất cả các giá trị mà Couchsurfing mang lại, thể hiện sự ủng hộ đối với mục tiêu hoạt động của mạng lưới này. Nghiên cứu này còn góp phần mở rộng và bổ sung vào khung lý thuyết về hình thức du lịch này, đồng thời nó cũng thể hiện giá trị trong việc xem xét Couchsurfing như một công cụ mạnh mẽ để kết nối, truyền thông và thu hút khách du lịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bialski, P., & Batorski, D. (2009). From online familiarity to offline trust: How a virtual community creates familiarity and trust between strangers.
Dickinson, J., & Lumsdon, L. (2010). Slow travel and tourism. Routledge.
Fullagar, S., Markwell, K., & Wilson, E. (2012). Slow tourism: Experiences and mobilities (Vol. 54). Channel View Publications.
Hair, J. F., Risher, J. J., Sarstedt, M., & Ringle, C. M. (2019). When to use and how to report the results of PLS-SEM. European Business Review, 31(1), 2-24.
Kuhzady, S., Cakici, C., Olya, H., Mohajer, B., & Han, H. (2020). Couchsurfing involvement in non-profit peer-to-peer accommodations and its impact on destination image, familiarity, and behavioral intentions. Journal of Hospitality and Tourism Management, 44, 131-142.
Lipp, R. (2012). Cosmopolitan Relationships in CouchSurfing: an explorative analysis of a Web 2.0 platform.
Liu, J. (2012). The intimate stranger on your couch: An analysis of motivation, presentation and trust through Couchsurfing. In.
Mijatov, M. B., & Pivac, T. (2016). CouchSurfing as a modern trend in tourism. Poslovna ekonomija, 10(1), 190-217.
Molz, J. G. (2013). Social networking technologies and the moral economy of alternative tourism: The case of couchsurfing. org. Annals of tourism research, 43, 210-230.
Neuburger, L., & Egger, R. (2020). Travel risk perception and travel behaviour during the COVID-19 pandemic 2020: a case study of the DACH region. Current Issues in Tourism, 24, 1-14. https://doi.org/10.1080/13683500.2020.1803807
Nunnally, J. C. (1978). An overview of psychological measurement. Clinical diagnosis of mental disorders: A handbook, 97-146.
O'reilly, T. (2008). What Is Web 2.0-Design patterns and business models for the next generation of software. http://www. oreillynet. com/pub/a/oreilly/tim/news/2005/09/30/what-is-web-20. html.
Ronzhyn, A., & Kuznetsova, E. (2014). Conveying the message of trust through written texts in Couchsurfing. org. Synthesis: an Anglophone Journal of Comparative Literary Studies(6), 92-111.
Rosen, D., Lafontaine, P. R., & Hendrickson, B. (2011). CouchSurfing: Belonging and trust in a globally cooperative online social network. New Media & Society, 13(6), 981-998.
Sigala, M. (2020). Tourism and COVID-19: Impacts and implications for advancing and resetting industry and research. Journal of Business Research, 117, 312-321. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2020.06.015
Taheri, B., Hosany, S., & Altinay, L. (2019). Consumer engagement in the tourism industry: new trends and implications for research. In (Vol. 39, pp. 463-468): Taylor & Francis.
Uzunca, B., & Borlenghi, A. (2019). Regulation strictness and supply in the platform economy: the case of Airbnb and Couchsurfing. Industry and Innovation, 26(8), 920-942.
Wolff, K., Larsen, S., & Øgaard, T. (2019). How to define and measure risk perceptions. Annals of tourism research, 79, 102759.