Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc miền núi phía bắc di cư vào địa bàn Tây Nguyên

Trần Tấn Vịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay, ngoài các dân tộc bản địa cư trú lâu đời còn có nhiều thành phần dân tộc di cư đến từ các địa phương, vùng miền khác nhau của đất nước Việt Nam. Các dân tộc thiểu số như Hmông, Dao, Tày, Nùng, Thái, Mường...ở các tỉnh miền núi phía Bắc ngày càng có mặt đông đúc hơn về thành phần tộc người và số dân trên hầu hết các tỉnh Tây Nguyên. Họ đến đây để sinh cơ lập nghiệp và chọn Tây Nguyên như là quê hương thứ hai của mình. Với bản tính cần cù, đồng bào đã tạo dựng một cuộc sống ấm no, trù phú trên quê hương mới. Không chỉ đến đây để làm ăn, sinh sống mà đồng bào còn mang theo nhiều di sản văn hóa đặc sắc của quê hương bản quán, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình để góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Hường (2021). Ban Dân tộc Đắk Lắk tổng kết công tác dân tộc năm 2021. Báo Dân tộc và Phát triển.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023). https://www.mpi.gov.vn.
Nguyễn Thị Kim Vân (2023). Văn hóa của người H’mông trên quê mới Tây Nguyên. Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Năng, số 157.
Khả Lê (2023). Nét đặc sắc trong Tết của người Mông, Đặc san Đăk Lăk Xuân Quý Mão.
Văn Tùng (2023). Trù phú Đăk Nô, Báo Kon Tum Xuân Quý Mão, trang 24
Nhóm PVTT Tây Nguyên (2017). Thực trạng dân di cư tự do tại Tây Nguyên (Kỳ 1). Báo Nhân Dân.