Các chính nhân Công giáo trong thời kỳ nhà Nguyễn trung hưng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Khi bàn về triều Nguyễn, các nhà sử học thường hay bắt đầu từ cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Hoàng đế Gia Long và Giám mục Bá Đa Lộc. Tuy nhiên, thời điểm hai vị ấy tiếp xúc với nhau vẫn chưa được xác định rõ ràng chính xác. Bài nghiên cứu này là một cuộc khảo sát giản dị nhằm xác định được mốc điểm trong lịch sử Việt Nam cận đại, chính việc khảo sát này dẫn đến khám phá thêm những nhân vật Công giáo nổi bật đã góp phần đáng kể trong việc thành lập triều Nguyễn. Trong nhóm đó, có những người hoàng thân quốc thích, có người là linh mục bản xứ, và hơn nữa có vài người có nhiều yếu tố trùng hợp với danh tính các vị khai quốc công thần được thờ tại Thế Miếu. Những khám phá này không dám quả quyết tất các nhân vật này đều theo đạo Công giáo, nhưng chỉ nằm trong phạm trù khả năng cao là có thể có. Lý do cho việc kết luận dè dặt là vì hoàn cảnh “bài Công giáo” thời đó, và sau đó nhiều nhân vật ẩn vào bóng tối khi đề cập đến tâm linh tín ngưỡng của họ. Mặc dầu vậy, khi so sánh và đối chiếu các nguồn tư liệu khác nhau, từ sử liệu của triều đình đến các thư từ của các nhà truyền giáo, và những sử liệu địa phương về các vị này, chúng ta có thể nhận diện vài chính nhân Công giáo vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX của triều Nguyễn. Việc khám phá các nhân vật này cho thấy cộng đồng Công giáo vào cuối thời Tây Sơn và vào đầu nhà Nguyễn đã chuyển hướng từ một “thiểu số ẩn” (thiểu số vô hình) trong xã hội thành “thiểu số nổi” (thiểu số hữu hình) trong chính trường Đàng Trong trước khi triều Nguyễn lên cầm quyền.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trận Long Hồ, thiểu số ẩn, thiểu số nổi, Vọng Các công thần, ký sự địa phương
Tài liệu tham khảo
Alexander Barton Woodside (1971). Vietnam and the Chinese Model. Cambrige, Mass.: Harvard University Press.
Cao Thế Dung (2002). Việt Nam Công giáo sử tân biên, quyển II, “Thời Phát triển và Bách đạo”. Gretna: Cơ sở Truyền thông Dân Chúa.
Catherine Marin (1999). Le Role des Missionnaires Francais en Cochinchine aux XVII et XVIII siècles. Paris: Églises D’Asie.
François Jaccard (1831). “Lettre de M. Jaccard, miss. en Cochinchine, à M. Langlois, supérieur du séminaire des Missions étrangères”, Annales de l’Association de la propagation de la foi 5, 404-407.
Jacques Liot (1797). “Lettre de Mons. Liot, Missionionaire Apostolique de Cochinchine à MM. Boiret et Descourvieres, Lettres édifiantes et curieuses, Londres: J. P. Cochlan.
Jean Felix Onésime Luquet (1842). Lettres a Mgr l’Évêque de Langres sur la Congrégation des Missions Étrangères. Paris: Gaume Frères.
Keith W. Taylor (2013). A History of the Vietnamese. Cambrige: Cambridge University Press.
L. Sogny (1914). “Les associes de gauche et de droite au culte du The Miêu”, Bulletin des amis du vieux Hué, vol. 1, no. 2 (Avril - Juin), 121-144.
L’Institute de recherche France-Asie. “Pierre Joseph Pigneaux de Béhaine”, https://www.irfa.paris/fr/fiches-individuelles/pigneaux-de-ba-c-haine. Truy cập ngày 5.10.2020.
Léopold Miche Cardière (1926). “Les Français au service de Gia-Long: Nguyễn Ánh et la mission, documents inédits”, Bulletin des amis du vieux Hué, vol. 3, no. 1 (Jan.-Mar.), 1-50.
Louis-Eugène Louvet (1900). Mgr. D’Adran: Missionnaire et Patriote. Paris: Librairie Delhomme & Briguet.
Nguyễn Quang Hưng (2007). Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802-1883). Hà Nội: Tôn giáo.
Pierre Pigneau[x] de Béhaine (1843). “Extrait d’une letter de monseigneur l’évêque d’Adran, vicaire apostolique de Cochinchine, aux directeurs du séminaire des Missions Étrangères, écrite de Pondichéry, le 20 mars 1785”, Lettres édifiantes et curieuses concernant l’Asie, l’Afrique et l’Amérique, avec quelques relations Nouvelles des missions, et des notes géographiques et historiques, vol. 4. Paris: Sociéte du Panthéon Littéraire.
Quốc sử quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam liệt truyện, bản dịch của Viện Sử học, 4 tập. Huế: Thuận Hóa.
Quốc sử quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện Sử học, 10 tập. Hà Nội: Giáo dục.
Stanilas Lefebvre (1926). “Lettre III”, Bulletin des amis du vieux Hué, vol. 13, no. 4 (Oct.-Déc.), 366-368.
Stanilas Lefebvre (1926). “Lettre IV”, Bulletin des amis du vieux Hué, vol. 13, no. 4 (Oct.-Déc.), 368-369.
Sử ký Đại Nam Việt quấc triều (1885). In lần thứ hai. Sài Gòn: Tân Định.
Tạ Chí Đại Trường (1973). Lịch sử Nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802. Sài Gòn: Việt Hương.
Trần Mỹ Vân (2005). A Vietnamese Royal Exile in Japan: Prince Cường Để (1882-1951). New York: Routledge.
Trần Trọng Kim (1971). Việt Nam sử lược, 2 tập. Sài Gòn: Đại Nam.
Trương Bá Cần (2008). Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1. Hà Nội: Tôn giáo.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2017). Lịch sử Việt Nam, tập 4, “Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII” (Trần Thị Vinh chủ biên). Hà Nội: Khoa học xã hội.