Từ Nam Việt sang Việt Nam. Nhà Nguyễn xin đổi quốc hiệu như thế nào?
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Khi chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh bại đối thủ là Tây Sơn, ông gửi nhiều sứ bộ sang Trung Hoa để xin được chính thức công nhận là Nam Việt quốc vương (Nam Việt là quốc hiệu mới thay cho An Nam). Theo sự giải thích Nam Việt là kết hợp của An Nam (nay là Bắc Việt Nam) và Việt Thường (tên cũ của Chiêm Thành tức Nam Việt Nam). Thanh triều bác khước cái tên Nam Việt, lấy lý do là đó là tên của nước thuộc quyền Triệu Đà khi xưa mà lãnh thổ bao gồm cả hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Hoa. Các phái đoàn của chúa Nguyễn (nay là vua Gia Long) bị giữ lại Quảng Đông trong nhiều tháng cho đến khi Nguyễn Phúc Ánh chinh phục toàn bộ đất đai thuộc Tây Sơn cho đến tận biên giới phía bắc. Để giải quyết sự khác biệt giữa hai quốc gia, Thanh triều đề nghị cái tên Việt Nam (đảo ngược cái tên Nam Việt như yêu cầu). Triều Nguyễn đồng ý với cách giải quyết đó và một triều đại mới được thành lập. Tuy lịch sử Việt Nam ít khi đề cập đến tranh cãi này nhưng nhiều chi tiết còn tìm thấy trong văn khố nhà Thanh lưu trữ ở Đài Bắc (Đài Loan) và những tài liệu tư nhân khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
An Nam, Nam Việt, quốc hiệu, Gia Long, phong vương
Tài liệu tham khảo
Nội các triều Nguyễn (2005). Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (triều Nguyễn). Quyển 128. Tập IV. Bản dịch Viện Sử học. Huế: Thuận Hóa
Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục [chữ Hán]. Đệ nhất kỷ.
Thanh quí Nội các đáng án XII, Gia Khánh triều [chữ Hán].
Triệu Hùng (chủ biên) (2000). Gia Khánh triều thượng dụ đáng [chữ Hán]. Quảng Tây Sư phạm xuất bản xã.
Trương Ấm Hoàn. Tam châu nhật ký [chữ Hán]. Quyển III.