Biến động thành phần loài thiên địch Chân khớp của Bướm chanh di cư Catopsilia pomona ở Thừa Thiên Huế

Võ Đình Ba, Lê Văn Thìn, Đỗ Anh Tuấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu về động vật Chân khớp là thiên địch của Bướm chanh di cư Catopsilia pomona (Fabricius, 1775) được thực hiện từ tháng 4/2021 đến tháng 5/2022 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả đã xác định có 15 loài thiên địch thuộc 2 lớp, 5 bộ, 8 họ và 14 giống. Trong đó, lớp Côn trùng có 13 loài chiếm đến 86,67%, lớp Hình nhện có 2 loài chiếm 13,33%. Tất cả 15 loài thiên địch được ghi nhận đều thuộc nhóm bắt mồi ăn thịt. Kết quả khảo sát cũng lần đầu ghi nhận 2 loài nhện Oxyopes javanusDolomedes sp. là thiên địch của Bướm chanh di cư. Thành phần loài thiên địch của Bướm chanh di cư biến động theo sự phong phú của sâu non. Số loài thiên địch ít nhất là 4 loài chiếm 26,67% vào tháng 01 (Hierodula patellifera, Monomorium sp., Oecophylla sp. Solenopsis sp.), tháng 12 (Cicindela duponti, Monomorium sp., Oecophylla sp. Solenopsis sp.). Thành phần loài thiên địch vào tháng 4 đến tháng 6 đạt số lượng tối đa, cả 15 loài đều có hiện diện. Các loài kiến Monomorium sp., Oecophylla sp., Solenopsis sp. là những loài thiên địch có mặt quanh năm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Alexander, M., & Alexey, D. (2001). Các loài bướm phổ biến ở Việt Nam – Sách hướng dẫn. Lao động - Xã hội.
Ba, V. Đ., & Thắng, N. V. (2022). Biến động mật độ sâu non Bướm chanh - Catopsilia pomona (Fabricius, 1775) trên các loài cây chủ ở thành phố Huế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 21(2), 55–62.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010). QCVN 01-38 (2010): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
Brannoch, S. K., Wieland, F., Rivera, J., Klass, K. D., Béthoux, O., & Svenson, G. J. (2017). Manual of praying mantis morphology, nomenclature, and practices (Insecta, Mantodea). ZooKeys, 2017 (696SepcialIssue), 1–100. https://doi.org/10.3897/zookeys.696.12542
Dung, P. (2014). Hàng ngàn con sâu xanh tấn công nhà dân. https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/hang-ngan-con-sau-xanh-tan-cong-nha-dan-2014042417301186.htm
Đáp, Đ. T., Liên, V. V., Hường, Đ. T., & Hoàng, N. T. (2011). Các loài bướm ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Hồng Đức.
Eguchi, K., Viet, B. T., & Yamane, S. (2011). Generic synopsis of the formicidae of Vietnam (Insecta: Hymenoptera), Part I - Myrmicinae and Pseudomyrmecinae. In Zootaxa (Issue 2878). https://doi.org/10.11646/zootaxa.2878.1.1
Hằng, H. T., & Thanh, L. B. (2019). Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của loài Bướm vàng chanh di cư (Catopsilia pomona Fabricius). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, 2(2), 76–82.
Hồng, B. M., & Chinh, P. T. V. (2018). Thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch trên cây ổi tại Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 187(11), 63–68.
Huỳnh, N. V. (2002). Nhện (Araneae, Arachnida) là thiên địch của sâu hại cây trồng. Nông nghiệp Hà Nội.
Lam, T. X., & Côn, V. Q. (2004). Bọ xít bắt mồi trên một số cây trồng ở miền Bắc Việt Nam. Nông nghiệp Hà Nội.
Long, H. (2020). Trải nghiệm khó quên với món nhộng sâu muồng đặc sản Tây Nguyên. Báo Lao Động. https://dulich.laodong.vn/cau-chuyen-du-lich/trai-nghiem-kho-quen-voi-mon-nhong-sau-muong-dac-san-tay-nguyen-795922.htm
Nguyen, L. T. P., Saito, F., Kojima, J. I., & Carpenter, J. M. (2006). Vespidae of Viet Nam (Insecta: Hymenoptera) 2. Taxonomic notes on Vespinae. Zoological Science, 23(1), 95–104. https://doi.org/10.2108/zsj.23.95
Nhã, N. T., Loanh, T. C., & Mão, T. V. (2001). Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp. Nông nghiệp Hà Nội.
Nhuận, H. Đ. (2007). Động vật chí Việt Nam, số 24 (Họ bọ rùa Cocinellidae - Coleoptera). Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
Santhosh, S., & S. Basavarajappa. (2017). Record of natural enemies of few butterfly species amidst agriculture ecosystems of Chamarajanagar District , Karnataka , India. Life Science Informatics Publication, 2(May), 18–31. https://doi.org/10.13140/RG.2.2.17712.56322
Thủy, H. (2017). Săn sâu muồng trên Tây Nguyên. Báo Tiền Phong. https://tienphong.vn/san-sau-muong-tren-tay-nguyen-post947218.tpo
Tuyến, Đ. K. (2008). Kết quả điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của sâu ăn lá muồng đen (Cassia siamea Lamk) tại các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2(46), 119–125.
Tuyến, Đ. K. (2012). Nghiên cứu thành phần sâu ăn lá thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) hại cây muồng đen (Cassia siamea Lamk), đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu hại chính và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Vị, H. T. H., Ba, V. Đ., Thắng, N. V., & Trí, N. M. (2021). Một số đặc điểm vòng đời của bướm chanh (Catopsilia pomona) ở huyện Chư Prông , tỉnh Gia Lai và khả năng sử dụng nhộng làm thực phẩm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 19(2), 119 - 128.