Nghiên cứu mô hình sản phẩm lý tưởng bia Lager đối với người tiêu dùng trẻ Việt Nam độ tuổi 18 - 28
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phương pháp xây dựng mô hình sản phẩm lý tưởng (IPM) dựa trên giả định có mối liên hệ giữa điểm ưa thích một sản phẩm với khoảng cách giữa cường độ cảm nhận và cường độ lý tưởng. Theo giả định này, một sản phẩm càng đi lệch khỏi lý tưởng của nó thì điểm ưa thích càng thấp. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xây dựng mô hình sản phẩm bia lon lon lager lý tưởng đối với người tiêu dùng trẻ. Các mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là năm mẫu bia lon lager được bán trên thị trường Việt Nam. 104 người tiêu dùng bia tham gia thí nghiệm và đánh giá sản phẩm dựa trên mười hai thuộc tính. Dữ liệu thí nghiệm được phân tích tính nhất quán giữa cảm quan và khoái cảm cùng với xây dựng bản đồ sản phẩm lý tưởng cho sản phẩm bia (Ideal Map). Kết quả thu được giúp cho các đơn vị sản xuất bia trong việc cải thiện chất lượng cảm quan, hiểu được mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm bia lon lager lý tưởng nhằm đáp ứng được tối đa sự chấp nhận của người tiêu dùng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mô hình sản phẩm lý tưởng, IPM, bia lager, Ideal Map, cường độ lý tưởng, Việt Nam
Tài liệu tham khảo
Hanrez-Lagrange, V. (1987). An optimization procedure with sensory analysis data in the development of process cheese toppings. University of Wisconsin--Madison.
Moskowitz, H.R. (1983). Product Testing and Sensory Evaluation of Food. Marketing and R&D approaches. Food and Nutrition Press, Westport, CT.
Sidel, J. L., & Stone, H. (1983). An introduction to optimization research. Food technology (Chicago), 37(11), 36-38.
Van Trijp, H. C., Punter, P. H., Mickartz, F., & Kruithof, L. (2007). The quest for the ideal product: Comparing different methods and approaches. Food quality and preference, 18(5), 729-740.
Worch, T., Lê, S., Punter, P., & Pagès, J. (2012). Assessment of the consistency of ideal profiles according to non-ideal data for IPM. Food Quality and Preference, 24(1), 99-110.
Worch, T., Lê, S., Punter, P., & Pagès, J. (2012). Construction of an Ideal Map (IdMap) based on the ideal profiles obtained directly from consumers. Food quality and preference, 26(1), 93-104.