Phát triển bền vững Hội An từ tài nguyên văn hóa
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Từ vị thế địa lý và quá trình lịch sử lâu dài trong bối cảnh xứ Quảng – miền Trung, Hội An đã tạo lập được sắc thái riêng độc đáo. Ba đặc trưng của Hội An là [1] Đô thị – thương cảng cổ, [2] Đô thị dung hợp nhiều nền văn hóa, [3] Bảo tàng sống của đô thị truyền thống. Những “ADN văn hóa” này đã thể hiện tính hệ thống gắn bó chặt chẽ giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nếu chúng biến mất hay biến dạng thì Hội An không còn “tài nguyên văn hóa” là “lợi thế cạnh tranh” trong khu vực và quốc tế, đảm bảo cho phát triển kinh tế – xã hội. Chính vì vậy, định hướng phát triển bền vững cho Hội An phải bắt đầu từ văn hóa. Cùng với bảo tồn di sản là sử dụng “tài nguyên văn hóa bản địa” làm cốt lõi cho sự sáng tạo của các lĩnh vực trong công nghiệp văn hóa. Đồng thời quá trình đô thị hóa thành phố phải hài hòa giữa khu vực bảo tồn “phố cổ”, đô thị hiện hữu và đô thị mới. Đặc biệt lưu ý gìn giữ bản sắc lối sống, nếp sống truyền thống của cộng đồng dân cư Hội An.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phố cổ Hội An, di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa, bảo tồn và phát triển, phát triển bền vững
Tài liệu tham khảo
Lâm Thị M Dung, Chu Lâm Anh. Tài nguyên di sản văn hóa trong bối cảnh đương đại (Thách thức, Khó khăn trong Bảo tồn và Phát huy Giá trị). http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3099/70804/tai-nguyen-di-san-van-hoa-trongboi-canh-djuong-djai-thach-thuc-kho-khan-trong-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-phan-1.html, 2019.
Ngô Thế Phong. Văn hóa Sa Huỳnh trong khung cảnh Đông Nam Á. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An, 1995.
Người Đô Thị. https://nguoidothi.net.vn/hoi-an-duoc-vinh-danh-trong-top-15-thanh-pho-tuyet-nhat-chau-a-31171.html, 2021.
Nguyễn Chí Trung. Cư dân Faifo - Hội An trong lịch sử. Ban Quản lý bảo tồn di tích Hội An, 2005. Nguyễn Phi Vân. Bảy từ khóa với người tiêu dùng tương lai. https://theleader.vn/chuyen-gia-thuong-hieu-nguyen-phivan-bay-tu-khoa-doi-voi-nguoi-tieu-dung-tuong-lai-20170808085431712.htm, 2017.
Nguyễn Quốc Hùng. Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa ở Việt Nam. Đà Nẵng: Đà Nẵng, 1995. Nguyễn Thị Hậu, Đặng Văn Thắng. Về những yếu tố Sa Huỳnh trong văn hóa Giồng Phệt. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An, 1995.
Nguyễn Thị Hậu. Đô thị Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, khảo cổ học và bảo tồn di sản. TP.HCM: Tổng hợp TP.HCM, 2017.
Nguyễn Thị Hậu. Chúa Nguyễn Hoàng và bước đầu tiến vào Nam Trung bộ. Trong: Trung bộ và Nam bộ thời chúa Nguyễn. Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2018.
Nguyễn Thị Hậu. Tài nguyên bản địa và di sản văn hóa. Trong: Mỗi ngày ta sống. TP.HCM: Tổng hợp TP.HCM, 2019.
Phạm Linh. Qui hoạch cấu trúc đô thị Hội An đến năm 2050 sẽ thế nào? https://vietnammoi.vn/qui-hoach-cau-truc-dothi-hoi-an-den-nam-2050-se-the-nao-2019100118473041.htm, 2019.
Trần Quốc Vượng. Tổng luận về văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An, 1995.
Trần Quốc Vượng. Theo dòng lịch sử. Hà Nội: Văn hóa, 1996.
Trần Quốc Vượng. Vị thế địa - lịch sử và bản sắc địa - văn hóa của Hội An. Trong: Việt Nam cái nhìn địa văn hóa. Hà Nội: Văn hóa dân tộc, 1998.
UBND Thành phố Hội An. Di tích - Danh thắng Hội An. Đà Nẵng: Đà Nẵng, 2015.
Webpage Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. http://baotanglichsuquocgia.vn/vi/Articles/3096/7749/tau-cu-lao-chamquang-nam-1997-1999.html
Webpage Đài Phát thanh và Truyền hình Thành phố Hội An. http://hoianrt.vn/tin-tuc/do-thi-moi-truong/tuyen-chonquy-hoach-chung-thanh-pho-hoi-an-den-nam-2030-tam-nhin-den-nam-2050.html
Webpage Thành phố Hội An: http://hoian.gov.vn/pages/chuyenmuc_view.aspx?idchuyenmuc=552
Webpage Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An: https://hoianheritage.net/vi/news/Tin-tuc-su-kien/thongnhat-chu-truong-thuc-hien-mot-so-noi-dung-cua-cong-tac-quan-ly-di-tich-tren-dia-ban-thanh-pho-trong-thoigian-den-1199.html