Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs <div id="text-124540630" class="text"> <p>Tạp ch&iacute; Khoa học Đại học Đ&ocirc;ng &Aacute; l&agrave; một tạp ch&iacute; trực thuộc Trường Đại học Đ&ocirc;ng &Aacute;.</p> <p>Tạp ch&iacute; được Bộ Th&ocirc;ng tin v&agrave; Truyền th&ocirc;ng cấp Giấy ph&eacute;p hoạt động cho tạp ch&iacute; in:<strong>&nbsp;Số</strong>&nbsp;<strong>625/GP-BTTTT</strong>, ng&agrave;y&nbsp;<strong>22/09/2021.</strong></p> <p>Ng&agrave;y&nbsp;<strong>28/04/2022</strong>, Tạp ch&iacute; được Cục Th&ocirc;ng tin khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ cấp m&atilde; số chuẩn quốc tế ISSN (International Standard Serial Number) với d&atilde;y số ISSN:&nbsp;<strong>2815-5807.</strong></p> </div> <div id="text-3048248437" class="text"> <p>C&aacute;c lĩnh vực nhận b&agrave;i ch&iacute;nh của Tạp ch&iacute; Khoa học Đại học Đ&ocirc;ng &Aacute; bao gồm:</p> <ul> <li>Khoa học tự nhi&ecirc;n</li> <li>Khoa học kỹ thật v&agrave; c&ocirc;ng nghệ</li> <li>Khoa học y, dược</li> <li>Khoa học n&ocirc;ng nghiệp</li> <li>Khoa học x&atilde; hội</li> <li>Khoa học nh&acirc;n văn</li> </ul> </div> vi-VN tapchikh@donga.edu.vn (Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á) hotro@vojs.vn (VOJS) Mon, 31 Mar 2025 02:04:31 +0000 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Bước đầu đánh giá mức độ cải thiện các thông số lâm sàng ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định được trị liệu phục hồi chức năng tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/388 Phục hồi chức năng hô hấp đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giúp cải thiện chức năng hô hấp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân COPD. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Đà Nẵng. Xây dựng mô hình phục hồi chức năng hô hấp ở nhóm bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 51 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định theo tiêu chuẩn của GOLD 2023 đến khám và điều trị tại Bệnh viện 199 từ tháng 2 đến tháng 10.2024. Chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị. Các đối tượng trong nghiên cứu sẽ được hỏi bệnh, khám lâm sàng, đo SpO2, đo chức năng hô hấp, đánh giá qua các thang điểm mMRC, CAT, khoảng cách đi bộ 6 phút sau đó hướng dẫn tập phục hồi chức năng và theo dõi quá trình tập trong 8 tuần. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 67,8 ± 9,1. Tỷ lệ thừa cân là 21,6 % và gầy là 15,7 %. Có 68,6 % bệnh nhân có tiền sử hút thuốc, chủ yếu là nam giới. Hơn 58,8 % bệnh nhân thuộc GOLD 2, 27,5% ở GOLD 3, và chỉ 3,9% ở GOLD 4. Sau can thiệp, các chỉ số FEV1, FEV1/VC, FEV1/FVC, và PEF đều cải thiện có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Mức độ khó thở theo thang điểm mMRC giảm từ 1,41 xuống 1,33; chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT cải thiện rõ rệt, và khoảng cách đi bộ tăng trung bình 33,59m, trong đó 21,6% bệnh nhân cải thiện khoảng cách trên 50m. Chương trình phục hồi chức năng hô hấp 8 tuần với 1 buổi tư vấn trực tiếp, 8 buổi tập online có hướng dẫn của kỹ thuật viên và 16 buổi tự tập được bệnh nhân lựa chọn và tuân thủ nhiều nhất, cải thiện đáng kể chất lượng sống cho bệnh nhân. Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy phục hồi chức năng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cải thiện đáng kể các thông số hô hấp, độ bão hòa oxy khi gắng sức, cải thiện chất lượng sống, tăng khoảng cách đi bộ, giảm mức độ khó thở của bệnh nhân. Trần Nam Chung, Võ Thị Hồng Hướng, Nguyễn Thị Yến, Đặng Thị Xuân Lành Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/388 Mon, 31 Mar 2025 00:00:00 +0000 Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh lý võng mạc đái tháo đường và một số yếu tố liên quan trên 900 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại TP. Đà Nẵng https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/392 Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 6.2023 đến tháng 6.2024 trên 900 người bệnh đái tháo đường típ 2 tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả: Qua khảo sát 900 đối tượng nghiên cứu cho biết có 10,9 % bệnh nhân mắc biến chứng VMĐTĐ; VMĐTĐ ở giai đoạn không tăng sinh nhẹ chiếm 54,1 %, tiếp đến là giai đoạn không tăng sinh vừa (28,6 %), chỉ tỷ lệ nhỏ ở giai đoạn không tăng sinh nặng (9,2 %) và tăng sinh (8,2 %), không có trường hợp mù do VMĐTĐ. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh VMĐTĐ trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 qua phân tích hồi quy logistic, ghi nhận có 04 biến số có liên quan đến tình trạng mắc bệnh VMĐTĐ như: uống rượu bia; rối loạn lipid máu; LDL cholesterol; ăn không đúng bữa/bỏ bữa. Kết luận: Qua các kết quả ghi nhận như nêu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị cần tăng cường sàng lọc phát hiện sớm bệnh VMĐTĐ ở bệnh nhân mắc ĐTĐ, trong đó kết hợp người dân tuyên truyền phổ biến đến người dân về việc kiểm soát lipit máu, ăn uống đúng bữa và hạn chế uống rượu bia để đảm bảo hạn chế nguy cơ mắc VMĐTĐ đồng thời, cần triển khai mô hình can thiệp để quản lý tốt các yếu tố nguy cơ ở người bệnh ĐTĐ từ đó hạn chế tình trạng chuyển biến sang các biến chứng về mắt, tức bệnh lý VMĐTĐ. Ngô Thị Kim Yến, Trần Thanh Thủy, Võ Thu Tùng, Phạm Thị Kim Chi, Lê Thị Nguyệt, Tưởng Văn Cường, Nguyễn Hóa, Lê Trung Thế, Trần Thị Hoài Vi Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/392 Mon, 31 Mar 2025 00:00:00 +0000 Y học cổ truyền được Nhà nước thúc đẩy như một biểu tượng quốc gia: Trường hợp Indonesia và Việt Nam những năm 1950 https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/419 Trong những năm 1950, các quốc gia mới giành độc lập ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam và Indonesia, phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng y tế nghiêm trọng do những khó khăn trong việc xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại cũng như sự bãi bỏ hệ thống y tế thuộc địa. Trong bối cảnh đó, y học cổ truyền dần chuyển đổi từ một phương pháp điều trị bị xem nhẹ dưới thời thuộc địa thành một công cụ hậu thuộc địa có vai trò tích cực trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Sau khi giành độc lập, Việt Nam và Indonesia đối diện với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực y tế và đã tích cực thúc đẩy các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền như một giải pháp thay thế trong nước. Tại Indonesia, jamu, một phần của y học cổ truyền bản địa, đã phát triển thành một biểu tượng quan trọng thể hiện bản sắc dân tộc. Một trong những nguyên nhân chính là jamu có mối liên kết chặt chẽ với các truyền thống văn hóa của Indonesia. Trong khi đó, y học cổ truyền Việt Nam từng bị chính quyền thuộc địa Pháp coi là lạc hậu và tìm cách loại bỏ trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã triển khai chiến lược khôi phục y học cổ truyền nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vật tư y tế. Từ những năm 1950, các nhà hoạch định chính sách y tế đã sử dụng y học cổ truyền như một phần trong chiến lược xây dựng quốc gia. Bài viết này phân tích các phương thức mà Việt Nam và Indonesia đã áp dụng để thúc đẩy sự phát triển của y học cổ truyền và xây dựng biểu tượng quốc gia trong thời kỳ hậu thuộc địa. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong chiến lược kiến tạo quốc gia của hai nước dựa trên y học cổ truyền. Mai Thị Mỹ Vị, Frank Dhont Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/419 Mon, 31 Mar 2025 00:00:00 +0000 Định vị Việt Nam như một điểm đến du học: Lợi ích, thách thức và cơ hội chiến lược https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/423 Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên từ các quốc gia phát triển lựa chọn du học tại các nước kém phát triển do nhu cầu trải nghiệm văn hóa mới, chi phí giáo dục hợp lý và cơ hội nghiên cứu độc đáo. Việt Nam có tiềm năng lớn để tận dụng xu hướng này thông qua việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tăng cường hợp tác học thuật và cải thiện dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế. Bài viết này phân tích những lợi ích của việc thu hút sinh viên quốc tế, tập trung vào các khía cạnh kinh tế, học thuật và văn hóa. Đồng thời, tác giả cũng thảo luận về các chiến lược quan trọng mà Việt Nam có thể áp dụng để thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn, lấy bằng chứng từ các chính sách giáo dục thành công ở Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhà ở cho sinh viên, thiết lập quan hệ đối tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, cũng như đơn giản hóa các quy trình hành chính, Việt Nam có thể gia tăng số lượng sinh viên quốc tế và nâng vị thế thành một điểm đến du học cạnh tranh và hấp dẫn đối với sinh viên trên toàn thế giới. Nguyễn Thi Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/423 Mon, 31 Mar 2025 00:00:00 +0000 Tìm hiểu về thiền sư “Tỵ cốc tăng” trong văn bia Ngự chế thi đề Diệu Đế tự https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/398 Dưới thời nhà Nguyễn, chùa Diệu Đế thuộc loại chùa công, trực thuộc sự quản lý của triều đình. Trước khi được xây dựng thành chùa, nơi đây vốn là phủ của Phúc Quốc công Hồ Văn Bôi, ông ngoại của vua Thiệu Trị. Đặc biệt, đây cũng chính là nơi vua Thiệu Trị ra đời. Sau khi lên ngôi vị “cửu ngũ chí tôn”, nhà vua đã “cải gia vi tự”, kiến tạo nơi đây thành ngôi phạm vũ để cầu phúc cho muôn dân. Trong bài văn bia Ngự chế thi đề Diệu Đế tự, bên cạnh việc nêu lên lý do xây dựng ngôi chùa này, vua Thiệu Trị còn đề cập đến vị thiền sư họ Hứa, pháp danh Liễu Tánh với hạnh nguyện “tỵ cốc”. Tuy nhiên, cho đến nay, hành trạng của thiền sư Liễu Tánh trong các sử liệu vẫn còn rời rạc, thiếu sự thống nhất và thậm chí còn có chỗ nhầm lẫn. Vì vậy, bằng cách tổng hợp, so sánh đối chiếu thông tin giữa các nguồn sử liệu đồng thời kết hợp với tư liệu điền dã, bài viết này góp phần đính chính những sai sót trong các sử liệu trước đây cũng như cung cấp cho người đọc thông tin đầy đủ nhất cho đến thời điểm hiện tại về vị thiền sư Hứa Liễu Tánh này. Thích Đức Thịnh Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/398 Mon, 31 Mar 2025 00:00:00 +0000 Tổng quan về tiền cổ Nhật Bản phát hiện ở Việt Nam: Một góc nhìn sử học https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/397 The Japanese metal money discovered in Vietnam is an important issue in the study of diplomatic, economic and cultural relations between the two countries in the Pre-Modern and Early Modern Eras. Along with ceramics and other relics, they are authentic evidence for Vietnam - Japan exchanges in the past; as well as affirming the presence of Japanese imprints in foreign countries through history. In this paper, we attempt to make an overall, comprehensive history of space and time and the content system of the theme of Japanese metal money in Vietnam. We will update the newly discovered coins during these recent years, supplement a thorough review of literature on studies of ancient coins and monetary history of Vietnam, contribute the most updated research findings about trading ports and the presence of the Japanese in the Northern Vietnam during the Early Modern period, and generalize the issue of Japanese metal money found in Vietnam through historical perspectives. Hoàng Văn Khoán, Đỗ Thị Thùy Lan Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/397 Mon, 31 Mar 2025 00:00:00 +0000 Voltaire và quyền tự do tôn giáo: Một phân tích từ tác phẩm Bàn về lòng khoan dung https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/355 Bài viết này đi sâu vào tác phẩm kinh điển của triết học Khai sáng, Bàn về lòng khoan dung của Voltaire, để khám phá những tư tưởng then chốt về tự do tôn giáo, khoan dung và đa dạng tôn giáo. Trong bối cảnh thế kỷ XVIII đầy biến động với xung đột và đàn áp tôn giáo tràn lan, Voltaire đã mạnh mẽ phê phán sự cuồng tín, bạo lực, đồng thời đề cao giá trị của tự do lương tâm và sự tôn trọng những khác biệt về tôn giáo. Thông qua phân tích lập luận sắc bén của Voltaire, bài viết làm sáng tỏ tầm ảnh hưởng sâu rộng của tác phẩm này đối với sự phát triển của quyền tự do tôn giáo, không chỉ trong bối cảnh lịch sử mà còn trong xã hội hiện đại. Bàn về lòng khoan dung không chỉ là một tác phẩm triết học xuất sắc mà còn là lời kêu gọi mạnh mẽ hướng đến hòa bình, thúc đẩy sự tôn trọng giữa các cộng đồng tôn giáo, mang đến những giá trị vượt thời gian và vẫn giữ nguyên tính thời sự trong bối cảnh thế giới hiện tại. Nguyễn Duy Hậu Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á https://js.donga.edu.vn/index.php/daujs/article/view/355 Mon, 31 Mar 2025 00:00:00 +0000